Este sitio web utiliza cookies propias y de terceros para su funcionamiento, mantener la sesión y personalizar la experiencia del usuario. Más información en nuestra política de Cookies

Thị thực dành cho thân nhân công dân cộng đồng châu Âu

THÔNG TIN CHUNG

Các thành viên gia đình của công dân Liên minh Châu Âu, của các Quốc gia thuộc Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ có quyền có được thị thực ưu tiên và miễn phí, với điều kiện là họ đi cùng với công dân của Liên minh, hoặc của Quốc gia EEA hoặc Thụy Sĩ hoặc đi gặp người này.

Thân nhân của công dân Anh thuộc diện áp dụng của Thoả thuận Rút lui giữa Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh cũng có thể xin loại thị thực này. 

​Công dân của các Quốc gia thứ ba được bao gồm trong Phụ lục I của Quy chế (UE) 2018/1806cần có thị thực Schengen cho thời gian lưu trú lên đến 90 ngày (trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào) .

Công dân Việt Nam cần phải có loại thị thực này

Những đối tượng sau có thể xin thị thực thân nhân cộng đồng châu Âu:

  • Vợ hoặc chồng, với điều kiện không xảy ra việc hủy hôn hoặc ly hôn.
  • Người đăng ký sống chung như vợ/chồng tại Cơ quan đăng ký của Quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc EEA hoặc ở Thụy Sĩ, miễn là đăng ký chưa bị hủy bỏ.
  • con dưới 21 tuổi, hoặc con trên 21 tuổi nhưng sống phụ thuộc, hoặc bị tàn tật, không chỉ của riêng công dân Cộng đồng châu Âu mà còn của vợ/chồng hoặc người có quan hệ chung sống như vợ hoặc chồng của công dân này, với điều kiện không có thỏa thuận hay tuyên bố hủy hiệu lực của quan hệ hôn nhân hay ly hôn
  • bố/mẹ sống phụ thuộc vào công dân cộng đồng châu Âu hay vào vợ/chồng hoặc người có quan hệ chung sống như vợ/chồng của công dân này, với điều kiện không có thỏa thuận hay tuyên bố hủy hiệu lực của quan hệ hôn nhân hay ly hôn
  • Các thân nhân khác không phải những đối tượng trên mà thường sống ở quốc gia gốc của họ với công dân của cộng đồng châu Âu hoặc sống phụ thuộc vào người này.
  • Có ngoại lệ dành cho một số thân nhân khác mà công dân cộng đồng châu Âu nhất định phải chăm sóc họ vì các lý do nghiêm trọng về mặt sức khỏe hoặc khuyết tật của họ.
  • Người có quan hệ sống chung như vợ/chồng với công dân cộng đồng châu Âu, với điều kiện là sự chung sống được chứng minh trong thời gian tối thiểu một năm hoặc có con chung.​

Thành viên gia đình có thị thực thân nhân cộng đồng châu Âu được phép lưu trú trong khối Schengen lên đến 90 ngày (trong bất kỳ khoảng thời gian nào là 180 ngày). Thị thực này cũng cho phép quá cảnh lãnh thổ và sân bay.

Khi đã tới Tây Ban Nha, các thân nhân công dân cộng đồng châu Âu muốn ở lại Tây Ban Nha trên 90 ngày phải xin cấp thẻ cư trú cho thân nhân công dân cộng đồng châu Âu tại cơ quan có thẩm quyền. ​

Khu vực Schengen bao gồm 27 quốc gia châu Âu không có biên giới kiểm soát giữa các quốc gia đó: Đức, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Croatia,​ Đan Mạch, Slovenia, Slovakia, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

QUY TRÌNH:

1. Ai được nộp hồ sơ xin thị thực đi Tây Ban Nha? Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội có thẩm quyền chấp nhận đơn xin thị thực của những công dân sau lấy Tây Ban Nha là điểm đến duy nhất hoặc điểm đến chính trong chuyến đi của mình:

  • công dân Việt Nam (bất kể cư trú nơi đâu)

  • công dân nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam​

2. Chủ thể hợp pháp: Người xin thị thực phải trực tiếp tới nộp hồ sơ xin thị thực. Đơn xin thị thực của trẻ vị thành niên sẽ do đại diện hợp pháp của trẻ nộp, nhưng trẻ vẫn cần phải có măt.

Khi tới nộp hồ sơ xin thị thực, bộ phận tiếp nhận thị thực sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay của người xin thị thực. Miễn lấy dấu vân tay với đương đơn dưới 12 tuổi và đương đơn đã từng dấu vân tay trong vòng 59 tháng gần đây. Tuy nhiên, nếu dấu vân tay kém chất lượng thì đương đơn vẫn phải lấy lại.

3. Nơi nộp hồ sơ xin thị thực: 
​a. Trung tâm tiếp nhận thị thực BLS tại Hà Nội: 13th floor, Hoa Binh Office Towers 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Đt: +84 (0) 24 321 917 55, Email:  info.han@blshelpline.com, website: https://vietnam.blsspainvisa.comNó mở trong một cửa sổ mới
b. Trung tâm tiếp nhận thị thực BLS​ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Room 64 RA7, 1st floor, Viet Phone Building, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1 ,Thành phố Hồ Chí Minh, Đt: +84 (0) 28 353 571 02, Email:  info.hcmc@blshelpline.com, website: https://vietnam.blsspainvisa.comNó mở trong một cửa sổ mới
Nó mở trong một cửa sổ mớic. Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội: 4 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà NộiThời gian tiếp nhận thị thực cho thân nhân công dân cộng đồng châu Âu​ của Đại sứ quán duy nhất vào thứ 4 hàng tuần, từ 09:00 tới 12:00, trừ các ngày lễ).

4. Đặt hẹn để nộp hồ sơ xin thị thực: 
​a. Để đặt lịch hẹn với Trung tâm tiếp nhận thị thực BLS, vui lòng nhấp vào đâyNó mở trong một cửa sổ mới.
b. Để đặt lịch hẹn với Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội, vui lòng nhấp vào đây. ​​

5. Thời hạn nộp hồ sơ xin visa: Hồ sơ phải được nộp từ 6 tháng đến 15 ngày trước ngày dự định khởi hành. 

6. Theo dõi tình trạng xét duyệt hồ sơ:  Đương đơn có thể nhập mã hồ sơ (Application ID/Acceda ID) để theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ của mình thông qua đường dẫn https://sutramiteconsular.maec.es/Home.aspx

7. Lệ phí: Miễn lệ phí thị thực đối với loại thị thực này. ​Tuy nhiên, nếu lựa chọn nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận thị thực của BLS thì đương đơn sẽ phải nộp lệ phí dịch vụ (được nêu tại dòng ngay dưới của mục 17b trong Bảng lệ phí lãnh sự​Nó mở trong một cửa sổ mới). Trung tâm này cũng có một loại các dịch vụ phụ trội khác, không bắt buộc và hoàn toàn tự nguyện. 
8. DANH MỤC CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT: 

a. Tờ khai xin thị thựcTải tờ khai tại đâyNó mở trong một cửa sổ mới. Mỗi đương đơn sẽ nộp một tờ khai theo biểu mẫu chính thức, được điền đầy đủ vào tất cả các mục và có chữ ký của đương đơn. Trường hợp trẻ vị thành niên, một trong hai cha mẹ của trẻ sẽ ký vào đơn. Nếu trẻ vị thành niên không đi cùng với cha mẹ của mình, trẻ phải được cha mẹ cho phép thực hiện chuyến đi. Giấy đồng ý này có thể được lập trực tiếp tại Đại sứ quán Tây Ban Nha hoặc trước công chứng viên Việt Nam. Nếu lập trước công chứng viên Việt Nam thì giấy đồng ý này phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Tây Ban Nha.

b. Ảnh. Một bức ảnh màu, cỡ hộ chiếu, được chụp gần đây, nền sáng, chụp từ phía trước, không đeo kính đen, phản quang hoặc quần áo che đi khuôn mặt. Trong ảnh của trẻ vị thành niên, không được có hình người đang bế trẻ.

c.  Hộ chiếu có giá trị và hiện hành. Bản gốc và bản sao của trang hoặc các trang có dữ liệu sinh trắc học của hộ chiếu. Tất cả các trang chứa dữ liệu cũng phải được sao chụp. Hộ chiếu phải còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến ​​rời khỏi lãnh thổ Schengen và phải có ít nhất hai trang trống. Không chấp nhận hộ chiếu được cấp cách đây hơn 10 năm.

Hộ chiếu theo mẫu mới của Việt Nam bắt buộc phải có thông tin về nơi sinh do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ghi chú chính thức trên trang 4 hoặc trang 5 của quyển hộ chiếu này. 

d. Danh mục các giấy tờThị thực dành cho thân nhân công dân cộng đồng châu ÂuNó mở trong một cửa sổ mới

9. QUY CÁCH CHUẨN BỊ HỒ SƠ:

a. Giấy tờ gốc: Hồ sơ visa phải bao gồm các giấy tờ gốc. Nếu muốn được trả lại các giấy tờ gốc sau khi hoàn tất quá trình xét duyệt hồ sơ thì đương đơn cần nộp kèm bản sao chất lượng tốt của mỗi tài liệu. Trung tâm tiếp nhận thị thực sẽ gửi lại đương đơn biên nhận tài liệu gốc. Các giấy tờ phải được trình bày theo thứ tự nêu trong danh mục các giấy tờ cần nộp tùy theo từng loại thị thực. 

b. Dịch thuật: Tất cả các giấy tờ bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh cần được dịch sang tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh.

c. Hợp pháp hóa lãnh sự: Cần hợp pháp hóa lãnh sự những giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình, đặc biệt là trong trường hợp trẻ vị thành niên (Giấy khai sinh của trẻ) và vợ/chồng không chứng minh tài chính độc lập (Giấy chứng nhận kết hôn). 

Lưu ý quan trọng: Đại sứ quán Tây Ban Nha chỉ hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa trước đó, và chỉ chấp nhận các giấy tờ gốc hoặc sao từ sổ gốc (KHÔNG CHẤP NHẬN CÁC GIẤY TỜ SAO Y BẢN CHÍNH, CHO DÙ CÁC GIẤY TỜ NÀY CÓ DẤU HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ CỦA BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM). 

Để biết thông tin chi tiết về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, vui lòng truy cập đường dẫn sau: https://www.exteriores.gob.es/Embajadas/hanoi/vi/ServiciosConsulares/Paginas/Consular/Legalizacion-y-Apostilla-de-La-Haya.aspx

d. Hồ sơ cho đoàn/nhóm: Đối với trường hợp đi theo đoàn thì cần để bộ hồ sơ gốc ở hồ sơ xin thị thực của trưởng đoàn và bản sao các giấy tờ gốc đó trong hồ sơ của các thành viên khác của đoàn.

10. YÊU CẦU BỔ SUNG HỒ SƠ VÀ/HOẶC PHỎNG VẤN: Đại sứ quán Tây Ban Nha có thể yêu cầu đương đơn bổ sung các giấy tờ còn thiếu, hoặc cung cấp thêm tài liệu, dữ liệu cần thiết để giải quyết hồ sơ. Đại sứ quán Tây Ban Nha cũng có thể yêu cầu đương đơn tới phỏng vấn. Yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc phỏng vấn sẽ được gửi trực tiếp tới đương đơn qua địa chỉ thư điện tử đăng ký trong đơn, vì vậy trong quá trình xin thị thực, đương đơn nên truy cập hòm thư điện tử thường xuyên để cập nhật thông tin yêu cầu từ Đại sứ quán (nếu có) 

11. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠít nhất là 10 ngày (không kể thời gian chuyển hồ sơ từ văn phòng BLS sang Đại sứ quán và ngược lại). Trong một số trường hợp, thời hạn xét duyệt có thể lên tới 45 ngày.

Không thể đảm bảo có kết quả đúng thời hạn đối với các đơn xin thị thực nộp dưới 15 ngày trước ngày dự định khởi hành, đặc biệt là vì đơn xin thị thực Schengen của các công dân Việt Nam đều phải trải qua thủ tục tham vấn đối với các cơ quan trung ương của các nước thành viên khối Schengen.

LƯU Ý: thời gian bắt đầu tính để xét duyệt hồ sơ là kể từ ngày đơn xin thị thực được chấp nhận vào hệ thống thị thực của Đại sứ quán Tây Ban Nha (ít nhất là 1 ngày làm việc sau khi nộp đơn tại Trung tâm tiếp nhận thị thực).

12. CẤP THỊ THỰC: Thị thực không bao hàm quyền tự động nhập cảnh vào khối Schengen. Người mang thị thực phải tuân thủ tất cả các điều kiện nhập cảnh hợp pháp (xem phần "Điều kiện nhập cảnh vào Tây Ban Nha").

13. TỪ CHỐI CẤP THỊ THỰC: Việc từ chối cấp thị thực sẽ được thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do đưa ra quyết định.

14. KHIẾU NẠI/KHÁNG CÁO: Trong trường hợp bị từ chối cấp thị thực, đương đơn có thể nộp đơn khiếu nại trước Đại sứ quán Tây Ban Nha trong vòng một tháng kể từ sau ngày nhận được thông báo từ chối. Đương đơn cũng có thể nộp đơn kháng cáo trước Tòa án thượng thẩm của Madrid trong vòng hai tháng kể từ sau ngày nhận được thông báo về việc từ chối cấp thị thực hoặc về việc bác bỏ đơn khiếu nại. 

Các phàn nàn hoặc góp ý về thái độ tiếp đón hoặc về thủ tục xin thị thực có thể được gửi bằng hình thức qua điện tử thông qua trang web này và cũng có thể được gửi bằng văn bản tại Đại sứ quán Tây Ban Nha​.

CÁC ĐIỀU KIỆN NHẬP CẢNH VÀO TÂY BAN NHA

  • Nhập cảnh qua một trong các các cửa khẩu chính thức.

  • Chứng minh nhân thân bằng giấy thông hành hợp lệ và có hiệu lực.

  • Có thị thực (tùy theo quốc tịch của đương sự).

  • Chứng minh hội tụ đủ các điều kiện cho thời gian lưu trú dự định và có khả năng tài chính.

  • Không bị cấm nhập cảnh.​

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có thể có hạn chế nhập cảnh vào Tây Ban Nha. Có thể tham khảo thông tin về việc này tại mục tin tức hoặc liên hệ với Đại sứ quán Tây Ban Nha qua thư điện tử. Ngoài ra, người muốn nhập cảnh cũng cần phải đạt yêu cầu về y tế.  Chi tiết về các yêu cầu này có thể được tham khảo tại trang web chính thức của Bộ y tế Tây Ban Nha . ​

A. Các giấy tờ cần xuất trình tại cửa khẩu

  1. Hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn hiệu lực: Giấy tờ này phải có giá trị trong vòng 3 tháng sau ngày dự kiến rời khỏi lãnh thổ Schengen và được cấp trong vòng 10 năm trước ngày nhập cảnh.

  2. Thị thực

  3. Các tài liệu chứng minh mục đích và điều kiện của đợt lưu trú dự kiến​:

    • Vé khứ hồi hoặc vé tour du lịch, trong mọi trường hợp

    • Đối với các chuyến đi vì mục đích chuyên môn: thư mời từ một công ty hoặc cơ quan có thẩm quyền tham gia các cuộc họp hoặc tài liệu chứng minh có quan hệ liên quan đến hoạt động chuyên môn hoặc thẻ tham dự hội chợ và hội nghị

    • Đi du lịch vì lý do khác: thư mời, đặt chỗ hoặc chương trình hoặc giấy chứng nhận tham gia các hoạt động liên quan đến chuyến đi, vé vào cửa hoặc biên lai

    • Đi du học, đào tạo, thực tập không lương hoặc tình nguyện dưới 3 tháng: đăng ký học hoặc chứng minh được nhận vào một cơ sở giáo dục hoặc thỏa thuận thực tập hoặc chứng minh được nhận vào chương trình tình nguyện

    • Các chuyến đi với mục đích khác: thư mời, đặt chỗ hoặc chương trình hoặc các chứng nhận tham gia vào các hoạt động liên quan tới chuyến đi, vé vào cửa hoặc biên lai

  4. Chứng minh tài chínhngười muốn nhập cảnh sẽ phải chứng minh có khả năng chi trả đủ cho thời gian lưu trú dự kiến, tối thiểu là 100 euro/người/ngày. Số tiền tối thiểu cần chứng minh trong mọi trường hợp và bất kể số ngày lưu trú là bao nhiêu là 900​ Euro hoặc số ngoại tệ tương đương. Để chứng minh khả năng chi trả, đương đơn có thể xuất trình tiền mặt, séc du lịch, thẻ tín dụng kèm theo bảng sao kê tài khoản ngân hàng, sổ ngân hàng cập nhật hoặc bất kỳ phương tiện nào khác chứng minh số tiền hiện có dưới dạng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng. Không chấp nhận thư ngân hàng hoặc bảng sao kê ngân hàng trực tuyến

  5. Trẻ vị thành niên: Trẻ vị thành niên không đi cùng cha mẹ sẽ cần giấy đồng ý của một trong hai cha mẹ

B. Cho phép nhập cảnh: người muốn nhập cảnh có các giấy tờ cần thiết, có đủ khả năng chi trả và không bị cấm nhập cảnh hoặc gây nguy hiểm cho trật tự công cộng, nội bộ hoặc an ninh trong và ngoài nước của quốc gia hoặc sức khỏe cộng đồng, có thể được cho phép nhập cảnh.

C. Từ chối nhập cảnh: các cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối nhập cảnh đối với những người không đáp ứng các yêu cầu nhập cảnh hoặc đang bị cấm nhập cảnh. Việc nhập cảnh cũng có thể bị từ chối vì đã hết 90 ngày được phép lưu trú trong khối Schengen trong vòng 180 ngày.​





BẢO VỆ DỮ LIỆU

Việc xử lý dữ liệu cá nhân của người xin thị thực được thực hiện theo Quy định chung về bảo vệ dữ liệu.

Những người muốn thực hiện quyền truy cập, chỉnh sửa và xóa dữ liệu cá nhân của mình trong Hệ thống Thông tin Thị thực (VIS) vui lòng liên hệ:

Bảng thông tin
Bộ Ngoại giao, Liên minh Châu Âu và Hợp tác
Inspección General de ServiciosKiểm tra dịch vụ chung
Địa chỉ bưu điện: Plaza de la Provincia, 1, Madrid, Tây Ban Nha​
Email: dpd@maec.es
Với mục đích này, có thể sử dụng các biểu mẫu sau​

·         Quyền được truy cập​.
·         Quyền được chỉnh sửa
·         Quyền được xóa.

Những người bị từ chối cấp thị thực do có lệnh cấm nhập cảnh trong khối Schengen có thể thực hiện quyền truy cập, chỉnh sửa và xóa dữ liệu cá nhân của họ trong Hệ thống Thông tin Schengen (SIS) bằng cách liên hệ với Bộ Nội vụ.

Để biết thêm thông tin về các quyền và nghĩa vụ của bạn cũng như về cách thực hiện các quyền truy cập, chỉnh sửa và xóa dữ liệu có trong SIS, vui lòng tham khảo trang web của Cơ quan Tây Ban Nha về Bảo vệ dữ liệu.


VĂN BẢN PHÁP LUẬT CƠ BẢN
Bộ luật thị thực của Liên minh châu Âu​: